Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Khi mang thai bà bầu không được chủ quan với triệu chứng viêm mũi

“Phụ nữ khi mang thai thường bị tắc nghẽn, chảy máu mũi và ngáy. Mang thai gây tình trạng sưng niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy trong mũi do thay đổi nội tiết tố," Laura Dean, Bác sỹ sản phụ khoa tại Stillwater, Minnesota, Mỹ nói.


Sưng niêm mạc mũi gây khó thở, đặc biệt là vào mùa đông. Bạn có thể giảm tình trạng khó chịu này bằng cách sử dụng thuốc nhỏ mũi và máy tạo độ ẩm hoặc dành ra vài phút để hít hơi nước trong phòng tắm. 


Táo bón

Lượng progesterone tăng nhanh trong quá trình mang thai làm chậm thời gian di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột của bạn, thậm chí dẫn đến táo bón. Thêm vào đó, việc bổ sung các loại vitamin trước khi sinh làm cơ thể bạn hấp thụ nhiều nước hơn, gây khó tiêu.


Nếu bạn đang bị táo bón khi mang thai nên uống viên tổng hợp không chứa chất sắt trong thời gian ngắn. Mẹ bầu hãy uống nhiều nước và bổ sung chất xơ cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây, rau quả và ngũ cốc. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng thuốc nhuận tràng, vì thuốc này kích thích nhu động ruột và có thể làm giảm độ ẩm trong ruột và ảnh hưởng đến sự hấp thu dinh dưỡng.

5 dấu hiệu lạ ’đột nhiên đến rồi ra đi’ trong thai kỳ nhưng bà bầu không được chủ quan

Các mẹ thường nghĩ rằng khi mang thai thường chỉ ốm nghén hoặc có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có các triệu chứng chớ chủ quan khác.


Viêm nướu

Trong thời kỳ này, nướu sẽ bị sưng lên do thay đổi nồng độ progesterone và estrogen và tăng lưu lượng máu.

5dấu hiệu lạ khi mang thai mẹ bầu đừng dại mà bỏ qua

"Nướu của phụ nữ mang thai có thể sưng lên gây chảy máu khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa”, Gildo Corradi, một nha sĩ ở thành phố New York giải thích.

Nếu bạn nhận thấy rằng lượng máu chảy nhiều đáng kể, ngay cả khi bạn không đánh răng phải đi khám nha sỹ.


Nha sỹ sẽ kiểm tra tình trạng viêm lợi, viêm nướu răng và nha chu - một vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến dây chằng, xương có thể gây sinh non và sinh con nhẹ cân, cũng như mất răng, đột quỵ, và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.

Tiến sĩ Corradi khuyên bạn nên đi lấy cao răng 2 lần trong suốt thai kỳ và vệ sinh răng miệng đầy đủ tại nhà. Nếu bạn mắc bệnh nha chu, bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn nước súc miệng kháng khuẩn.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Muốn nhanh chóng có con, hãy đọc ngay những tuyệt chiêu này

Bạn đang lo lắng về vấn đề con cái, bạn đang muốn nhanh có con, tăng cơ hội thụ thai nhưng chưa biết phải làm sao?

Xem thêm: nipt là gì

Theo kết quả của một nghiên cứu về chế độ ăn uống và sinh sản từ Trường Y Harvard: khác với các yếu tố mà bạn không thể kiểm soát như tuổi tác hay bệnh di truyền… ăn các loại thực phẩm bổ dưỡng nhất định và thay đổi một vài thói quen sống sẽ giúp tăng cơ hội thụ thai một cách đáng kể.

nhung tuyet chieu ai cung phai biet de nhanh chong co con - 2

Dưới đây là một vài mẹo hay hữu ích, bạn không nên bỏ qua nếu muốn nhanh chóng đón chào bé yêu.

Bạn có biết: Khả năng mang thai của phụ nữ sẽ tăng, thậm chí là gấp đôi, nếu lượng đường huyết trong cơ thể ổn định? Nghĩa là, nếu muốn mau chóng có con, bạn cần tránh xa những thực phẩm có chứa Carbs xấu như: bánh quy, bánh ngọt, bánh mỳ trắng… và “kết thân” với những thực phẩm có chứa Carbs phức hợp như: ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo nâu…Carbohydrates (Carbs) phức hợp


Những thực phẩm có chứa Carbs phức hợp giúp duy trì insulin và lượng đường trong máu ở mức vừa phải, hợp lý. Do đó, nó vừa tốt cho sức khỏe lại vừa giúp bạn mau có bé yêu.

Thai nhi giảm chuyển động có thể là dấu hiệu bé đang không ổn

Sau tuần thứ 28 của thai kì, các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách theo dõi sức khỏe của bé bằng việc đếm số lần đạp của con. Bạn phải ghi nhớ số lần đạp của con. 


Việc bé giảm số lần đạp có thể là do bé không được cung cấp đủ dinh dưỡng, oxy hoặc lượng đường của mẹ giảm. Nếu em bé không đạp trong hơn 1 tiếng đồng hồ mặc dù mẹ vẫn ăn uống đều đặn và đầy đủ thì đó là một vấn đề cần quan tâm. Bạn thử uống một ly nước lạnh hoặc đi bộ xung quanh xem có chút thay đổi gì không. 

thai nhi dap va nhung dieu chac han me bau khong ngo toi - 2

Nếu không có dấu hiệu gì của việc bé chuyển động thì bạn phải đến gặp bác sĩ để được siêu âm, xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Nếu bác sĩ phát hiện ra bất cứ vấn đề gì nghiêm trọng, họ sẽ đưa ra cách điều trị để tăng khả năng sống sót của thai nhi.

Một số bà mẹ cho rằng, em bé ít đạp là bé có tính cách trầm lặng, điều này hoàn toàn sai vì rất có thể là bé đang cần sự trợ giúp. Vì vậy, các mẹ cần phải lưu ý đến điều này.

Xem thêm: patau

Sau 36 tuần, bé sẽ đạp ít hơn

Đôi khi, bé cần được nghỉ ngơi trong tử cung của người mẹ một thời gian, miễn là thời gian đó không vượt quá 40 -50 phút. Ở tuần thứ 36 của thai kì, mẹ có thể cảm nhận bé giảm số lần đạp, điều này là do trọng lượng của bé ngày càng tăng, vì vậy không gian trong bụng mẹ trở nên chật hẹp.