Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Sự nguy hiểm của HPV đối với sức khỏe nam giới

Nam giới cũng có nguy cơ cao mắc một số bệnh lý lây truyền qua đường tình dục do HPV gây ra như sùi mào gà, ung thư dương vật, miệng, vòm họng,... vì vậy, việc nam giới có nên phòng HPV là cần thiết.


HPV (Human Papillomavirus - virus u nhú ở người) là một loại virus lây truyền qua đường tình dục hoặc lây khi tiếp xúc qua da. Có khoảng 100 loại HPV, trong đó có 40 loại gây bệnh ở cơ quan sinh dục người và 15 loại đặc biệt nguy hiểm. 2 loại virus HPV thông thường nhất là HPV-16 và HPV-18 có khả năng gây bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, HPV còn là nguyên nhân gây ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn, ung thư dương vật và các loại ung thư vùng đầu - cổ. Chủng HPV-6 và HPV-11 có thể gây bệnh sùi mào gà cơ quan sinh dục.

Nam giới có thể bị nhiễm virus HPV thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ tình dục không an toàn. Nguy cơ mắc HPV nam giới cao hơn ở người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục quá sớm, hệ thống miễn dịch bị suy giảm, da và niêm mạc bị tổn thương,...


HPV ở nam giới là nguyên nhân gây ra: Trên 90% các trường hợp ung thư hậu môn, khoảng 70% trường hợp ung thư hầu họng và trên 60% các ca bệnh ung thư dương vật. Nam giới có quan hệ tình dục đồng giới có nguy cơ mắc ung thư hậu môn liên quan tới HPV cao gấp 17 lần so với nam giới có quan hệ tình dục khác giới.

Sùi mào gà do HPV-6, HPV-11 ở nam giới

Ngoài ra, những người đàn ông có hệ miễn dịch suy yếu do HIV hoặc các nguyên nhân khác cũng có nguy cơ cao mắc ung thư hậu môn do HPV. Đặc biệt, đàn ông có HIV có nguy cơ bị mụn cóc sinh dục nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.

Sau khi sinh con xong có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không?

Hỏi:

Chào Bác sĩ. Em sinh năm 1995 và đang có thai. Tháng 3/2020 em sẽ sinh em bé. Vậy em muốn cuối năm đi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Sau khi sinh con xong có tiêm phòng ung thư cổ tử cung được không

Chị Linh (1995)

Trả lời:

Chào em!

Tất cả nữ giới trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi đều được khuyến cáo tiêm phòng ung thư cổ tử cung (HPV) càng sớm càng tốt. Có thể tiêm phòng HPV cho những người đã từng quan hệ tình dục, thậm chí từng nhiễm HPV. 


Các chuyên gia khuyến cáo các chị em nên đi tiêm vắc-xin phòng ung thư càng sớm càng tốt. Vắc–xin này có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm nếu tiêm đúng chỉ định và thời gian. Vì vậy, sau khi sinh em bé xong thì em có thể tiêm phòng ngừa ung thư cổ tử cung được nhé! Trân trọng.

Bác sĩ chuyên khoa I Phạm Thị Yến - Khoa sản phụ khoa - Gentis.

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Làm sao biết mình có bị HPV hay không?



Ai nên được tiêm vắc-xin?

Nam nữ 11 – 12 tuổi đều nên được tiêm vắc-xin.

Nên tiêm vắc-xin cho nam giới đến 21 tuổi, nữ giới đến 26 tuổi nếu họ chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ khi còn nhỏ.


Cũng cần tiêm vắc-xin cho người đồng tính nam và lưỡng tính (hoặc bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người cùng giới) cho đến 26 tuổi. Ngoài ra, tiêm vắc-xin cho nam giới và nữ giới bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bị HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi cũng là rất cần thiết nếu họ chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ khi còn nhỏ.

Các loại virus HPV và cách thức lây lan | Vinmec

Làm sao biết mình có bị HPV hay không?

Không có xét nghiệm nào biết được “tình trạng HPV” ở người. Và cũng không có xét nghiệm HPV được chấp thuận nào tìm được HPV ở miệng hoặc họng.

Chỉ có các xét nghiệm HPV dùng để tầm soát ung thư cổ tử cung. Chỉ nên làm những xét nghiệm này để tầm soát cho nữ giới từ 30 tuổi trở lên. Không nên xét nghiệm HPV để tầm soát cho nam giới, người vị thành niên hoặc nữ giới dưới 30 tuổi.


Phần lớn những người bị HPV không biết họ bị bệnh này và chưa có những triệu chứng hay vấn đề sức khỏe nào từ đó. Một số người phát hiện họ nhiễm HPV khi bị mụn sinh dục. Nữ giới có thể biết được mình bị nhiễm HPV khi có kết quả xét nghiệm Pap bất thường (trong quá trình khám thăm dò ung thư cổ tử cung). Trong khi đó, những người khác chỉ biết được sau khi gặp phải những vấn đề nghiêm trọng hơn từ HPV, ví dụ như ung thư.

Làm thế nào tránh được HPV và những vấn đề sức khỏe mà bệnh này gây ra?

Bạn có thể thực hiện một số điều để giảm nguy cơ bị nhiễm HPV.

Tiêm vắc-xin. Vắc-xin HPV này rất an toàn và hữu hiệu. Nó có thể phòng bệnh (bao gồm ung thư) do HPV gây ra khi được sử dụng ở những nhóm tuổi được khuyến cáo. (Xem mục “Ai nên được tiêm vắc-xin?” dưới đây) CDC đề xuất lứa tuổi 11 – 12 nên tiêm hai liều vắc-xin HPV để phòng bệnh ung thư do HPV gây ra. Để biết thêm thông tin về các khuyến cáo này.


Tầm soát ung thư cổ tử cung. Tầm soát định kỳ ung thư cổ tử cung cho nữ giới từ 21 đến 65 tuổi có thể ngăn ngừa bệnh.

Nếu bạn có quan hệ tình dục

HPV virus là gì? Có bao nhiêu chủng? | Vinmec

Dùng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục. Điều này có thể giảm nguy cơ bị HPV. Nhưng HPV có thể gây nhiễm trùng ở những chỗ bao cao su không che được — do đó có thể không phòng được HPV một cách triệt để;


Nên duy trì mối quan hệ một vợ một chồng từ hai phía – nghĩa là chỉ quan hệ tình dục với người chỉ quan hệ tình dục với bạn.

Ai nên được tiêm vắc-xin?

Nam nữ 11 – 12 tuổi đều nên được tiêm vắc-xin.

Nên tiêm vắc-xin cho nam giới đến 21 tuổi, nữ giới đến 26 tuổi nếu họ chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ khi còn nhỏ.

Cũng cần tiêm vắc-xin cho người đồng tính nam và lưỡng tính (hoặc bất cứ nam giới nào có quan hệ tình dục với người cùng giới) cho đến 26 tuổi. Ngoài ra, tiêm vắc-xin cho nam giới và nữ giới bị suy giảm miễn dịch (bao gồm cả người bị HIV/AIDS) cho đến 26 tuổi cũng là rất cần thiết nếu họ chưa được tiêm vắc-xin đầy đủ khi còn nhỏ.