Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh ngay trong thời kỳ mang thai

Xét nghiệm máu khi thai kỳ ở tuần 11 – 13: Các bác sĩ sản khoa sẽ lấy 2ml máu của thai phụ để đo nồng độ của hai hormone là B-hCG và PAPP-A. Lần sàng lọc này cho phép đánh giá nguy cơ thai nhi bị mắc hội chứng down hay không, thể tam nhiễm sắc thể 18 hoặc 13. 

Tuy nhiên, sàng lọc ở giai đoạn này không cho phép phân tích được nguy cơ thai nhi bị dị tật hở của tủy sống hoặc sọ não hay không, để biết nguy cơ của loại dị tật này kỹ hơn cần phân tích chất AFP có trong máu mẹ ở quý thứ II của thai kỳ. Trong đó: nồng độ thấp của chất PAPP-A có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể 21 và 18. Ngoài ra, nồng độ cao của chất B-hCG còn liên quan đến việc nguy cơ thai nhi có thể bị mắc hội chứng Down, còn nếu nồng độ B-hCG thấp thì thai nhi có nguy cơ bị thể tam nhiễm sắc thể thứ 18.

Kết quả hình ảnh cho Phương pháp sàng lọc tinh trùng để sinh con gái:

– Xét nghiệm máu khi thai kỳ ở tuần 14 – 20: Lấy 2ml máu của thai phụ dùng để đo nồng độ AFP và uE3. Vì sự gia tăng của nồng độ AFP trong nước ối và cả trong máu mẹ liên quan nhiều đến các dị tật của thai nhi, đặc biệt là sự khuyết tật của ống thần kinh thai nhi; đặc biệt sự sụt giảm nồng độ AFP thường được thấy trong khoảng 30% trường hợp trẻ bị mắc hội chứng Down ngay từ khi còn trong bụng mẹ cùng với nồng độ uE3 giảm.

Ý nghĩa của việc khám sàng lọc trước sinh

Nếu kết quả sàng lọc cho thấy “thai nhi tăng nguy cơ” có nghĩa là thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc tam nhiễm thể 18/ 13 cao, nhưng chưa phải thai nhi đã hoàn toàn mắc bệnh. Lúc này các bác sĩ chuyên môn giỏi của Phòng khám Đa khoa Quốc Đạt sẽ tư vấn cho bạn về các xét nghiệm cần được thực hiện tiếp theo để chẩn đoán chính xác hơn như lấy gai nhau hoặc nước ối để xét nghiệm tế bào thai nhi.

Ý nghĩa của việc sàng lọc trước khi sinh

Nếu kết quả sàng lọc là “thai nhi không bị tăng nguy cơ”, tức cho thấy thai nhi giảm nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc tam nhiễm sắc thể 18/ 13. Tuy nhiên kết quả sàng lọc trước sinh này không thể loại trừ hoàn toàn được khả năng thai nhi mắc các hội chứng này và những bất thường khác của nhiễm sắc thể.

Nên đi siêu âm thai khi nào?

sàng lọc trước sinh giúp bà bầu phát hiện sớm các dị tật bất thường trong thời gian mang thai để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Tại sao phải khám sàng lọc trước khi sinh?

Siêu âm thai khi nào?

– Siêu âm thai khi thai nhi được 11 tuần – 13 tuần 6 ngày tuổi: Đây được coi là thời điểm duy nhất để có thể siêu âm để đo được chiều dài đầu – mông của thai nhi, đây cũng chính là chỉ số cho phép đánh giá tuổi đời của thai và chiều dày của độ mờ da gáy. 

Kết quả hình ảnh cho Phương pháp sàng lọc tinh trùng để sinh con gái:

Sự gia tăng chiều dày của độ mờ da gáy (Độ mờ da gáy là một vùng chứa đầy dịch nằm ở phía sau cổ của tất cả thai nhi), đây là một dấu hiệu dự báo nguy cơ thai nhi đang mắc các bất thường về nhiễm sắc thể, hoặc các dị tật của tim và các cơ quan khác. Mặt khác, siêu âm cũng giúp xác định được xương mũi của thai nhi, nếu như xác định không thấy được xương mũi của thai nhi tức là thai nhi của bạn nguy cơ trẻ sinh ra mắc hội chứng Down.

– Siêu âm thai vào tuần thứ 21 – 25 của thai kỳ: Qua siêu âm các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc Đạt có thể quan sát được gần như tất cả các bất thường về hình thái của thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch hay dị tật của các cơ quan khác… Đây là lần siêu âm được đánh giá là cực kỳ quan trọng vì nếu phía gia đình người mang thai cần đình chỉ thai nghén (bỏ thai) do các dị tật không mong muốn thì phải làm trước tuần thứ 28.


– Siêu âm vào tuần thứ 31 – 32 của thai kỳ: Đây là lần siêu âm cuối cùng trước sinh đồng thời có thể phát hiện ra được một số vấn đề về hình thái bất thường có thể xảy ra muộn về các vấn đề khác như động mạch, tim và não.

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh ngay trong thời kỳ mang thai

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Mẹ bầu và những sai lầm nguy hiểm cho thai nhi

Không theo đúng lịch hẹn của bác sỹ, thường bị sai số hàng tuần vì nhiều lý do.

Chính điều này làm cho thai nhi bị bỏ lỡ những mốc gọi là thời điểm vàng để chẩn đoán như:

– Tuần thứ 12 rất quan trọng với bác sỹ siêu âm để đánh giá độ dày da gáy, đây là chỉ số hướng tới gợi ý một số bệnh như down nếu có yếu tố bất thường. Nhưng nếu bỏ qua hoặc chậm trễ dẫn tới kết quả không còn chính xác.


– Tuần 12, 16 đây là hai mốc quan trọng để làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, tại thời điểm này nồng độ các chất trong máu mẹ ít sai số nhất.

– Tuần thứ 21 để đánh giá dị tật về tim.

 Chọn nhầm đối tượng.

Sẽ rất là sai lầm khi bạn đi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh ở bác sỹ siêu âm, tai hại hơn nữa là lại không được nghe tư vấn trực tiếp từ bác sỹ di truyền và sàng lọc trước sinh. Đặc biệt đây là xét nghiệm sàng lọc chứ không phải xét nghiệm chẩn đoán xác định chắc chắn, nên bạn không thể chỉ nhận tờ kết quả hoặc nghe 1 bác sỹ không chuyên ngành giải thích.
5. Bỏ ngoài tai lời tư vấn, phó mặc cho số phận.


Khi có bất thường về kết quả sàng lọc trước sinh thì thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định chính xác như chọc ối để xét nghiệm ADN tuy nhiên các bà mẹ thường bỏ vì nhiều lý do như sợ có rủi ro cho thai nhi như sảy thai (tuy nhiên tỷ lệ này đã được nhiều chuyên gia y học thế giới nghiên cứu ghi nhận là rất thấp – dưới 1%), hoặc tìm bác sỹ khác làm lại hoặc tư vấn mà các mẹ thường đến bác sỹ siêu âm khác, chính vì như sai lầm trên bác sỹ siêu âm không thể trả lơi bạn vấn đề này được. Và khi hậu quả xảy ra bạn là người cuối cùng gánh chịu.


Quá chú trọng vào 1 số chỉ số không quá quan trọng

Đó có thể là các chỉ số như cân nặng thai nhi, nam hay nữ, nước ối nhiều hay ít, ngôi gì. Mà quên đi vấn đề em bé có bất thường gì không – đây mới là vấn đề quan trọng nhất. So sánh cân nặng của thai, hay dự kiến ngày sinh ở bác sỹ này không giống bác sỹ kia, tất cả những điều đó đều không quan trọng vì các mẹ không biết rằng tính chỉ số cân nặng hay dự kiến ngày sinh đều do máy tính và mỗi máy chạy 1 phần mềm của các hàng khác nhau nên việc lệch 1 vài ngày hay 1 vài gam là bình thường

Nguy hiểm khi không làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Thực hiện xét nghiệm Double và Tripple test là vô cùng cần thiết. Hai xét nghiệm này giúp bà mẹ loại trừ nguy cơ thai nhi bị mắc bệnh down, hội chứng ống thần kinh hay hội chứng patau. 


Đây đều là những bệnh hiểm nghèo, không thể chữa trị và để lại di chứng rất nặng nề và phức tạp. Tất cả các bệnh này đều không biểu hiện trên siêu âm và rất khó phát hiện, hoặc khi có biểu hiện thì đã ở giai đoạn muộn.


2. Tất cả sức khỏe thai nhi đều phó mặc hết cho bác sỹ siêu âm.

Thực tế, bác sỹ siêu âm chủ yếu chỉ đánh giá được hình thái thai nhi tại thời điểm thực hiện siêu âm so với bình thường chứ không tư vấn cho bạn được sâu hơn về kiến thức sản khoa, chuẩn bị trước và sau sinh (cần 1 bác sỹ sản), kiến thức về di truyền và sàng lọc trước sinh (cần 1 bác sỹ về di truyền và sang lọc trước sinh), kiến thức về dinh dưỡng (bác sỹ dinh dưỡng). Vậy nên tối thiểu các bà mẹ cần phải tham vấn tối thiểu 4 bác sỹ cho quá trình mang thai:


– Bác sỹ siêu âm;

– Bác sỹ di truyển và sàng lọc trước sinh;

– Bác sỹ sản khoa;

– Bác sỹ dinh dưỡng.

Một thực trạng rất đáng buồn là các bà bầu chỉ đến bác sỹ siêu âm, tồi tệ hơn là bác sỹ siêu âm nhận tất cả các dịch vụ còn lại như lấy máu làm xét nghiệm hay tư vấn sản khoa, điều này vô hình dung làm mất đi cơ hội của bà bầu được tư vấn chuyên sâu hơn với chuyên gia, dẫn đến bỏ sót dị tật cũng như chậm phát triển sức khỏe của thai nhi bởi vì bác sỹ siêu âm đâu thể làm thay và là chuyên gia về những vần đề di truyền, sàng lọc trước sinh hay sản khoa.