Thứ Hai, 22 tháng 10, 2018

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh ngay trong thời kỳ mang thai

Xét nghiệm máu khi thai kỳ ở tuần 11 – 13: Các bác sĩ sản khoa sẽ lấy 2ml máu của thai phụ để đo nồng độ của hai hormone là B-hCG và PAPP-A. Lần sàng lọc này cho phép đánh giá nguy cơ thai nhi bị mắc hội chứng down hay không, thể tam nhiễm sắc thể 18 hoặc 13. 

Tuy nhiên, sàng lọc ở giai đoạn này không cho phép phân tích được nguy cơ thai nhi bị dị tật hở của tủy sống hoặc sọ não hay không, để biết nguy cơ của loại dị tật này kỹ hơn cần phân tích chất AFP có trong máu mẹ ở quý thứ II của thai kỳ. Trong đó: nồng độ thấp của chất PAPP-A có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể 21 và 18. Ngoài ra, nồng độ cao của chất B-hCG còn liên quan đến việc nguy cơ thai nhi có thể bị mắc hội chứng Down, còn nếu nồng độ B-hCG thấp thì thai nhi có nguy cơ bị thể tam nhiễm sắc thể thứ 18.

Kết quả hình ảnh cho Phương pháp sàng lọc tinh trùng để sinh con gái:

– Xét nghiệm máu khi thai kỳ ở tuần 14 – 20: Lấy 2ml máu của thai phụ dùng để đo nồng độ AFP và uE3. Vì sự gia tăng của nồng độ AFP trong nước ối và cả trong máu mẹ liên quan nhiều đến các dị tật của thai nhi, đặc biệt là sự khuyết tật của ống thần kinh thai nhi; đặc biệt sự sụt giảm nồng độ AFP thường được thấy trong khoảng 30% trường hợp trẻ bị mắc hội chứng Down ngay từ khi còn trong bụng mẹ cùng với nồng độ uE3 giảm.

Ý nghĩa của việc khám sàng lọc trước sinh

Nếu kết quả sàng lọc cho thấy “thai nhi tăng nguy cơ” có nghĩa là thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc tam nhiễm thể 18/ 13 cao, nhưng chưa phải thai nhi đã hoàn toàn mắc bệnh. Lúc này các bác sĩ chuyên môn giỏi của Phòng khám Đa khoa Quốc Đạt sẽ tư vấn cho bạn về các xét nghiệm cần được thực hiện tiếp theo để chẩn đoán chính xác hơn như lấy gai nhau hoặc nước ối để xét nghiệm tế bào thai nhi.

Ý nghĩa của việc sàng lọc trước khi sinh

Nếu kết quả sàng lọc là “thai nhi không bị tăng nguy cơ”, tức cho thấy thai nhi giảm nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc tam nhiễm sắc thể 18/ 13. Tuy nhiên kết quả sàng lọc trước sinh này không thể loại trừ hoàn toàn được khả năng thai nhi mắc các hội chứng này và những bất thường khác của nhiễm sắc thể.

Nên đi siêu âm thai khi nào?

sàng lọc trước sinh giúp bà bầu phát hiện sớm các dị tật bất thường trong thời gian mang thai để có hướng điều trị phù hợp và kịp thời.

Tại sao phải khám sàng lọc trước khi sinh?

Siêu âm thai khi nào?

– Siêu âm thai khi thai nhi được 11 tuần – 13 tuần 6 ngày tuổi: Đây được coi là thời điểm duy nhất để có thể siêu âm để đo được chiều dài đầu – mông của thai nhi, đây cũng chính là chỉ số cho phép đánh giá tuổi đời của thai và chiều dày của độ mờ da gáy. 

Kết quả hình ảnh cho Phương pháp sàng lọc tinh trùng để sinh con gái:

Sự gia tăng chiều dày của độ mờ da gáy (Độ mờ da gáy là một vùng chứa đầy dịch nằm ở phía sau cổ của tất cả thai nhi), đây là một dấu hiệu dự báo nguy cơ thai nhi đang mắc các bất thường về nhiễm sắc thể, hoặc các dị tật của tim và các cơ quan khác. Mặt khác, siêu âm cũng giúp xác định được xương mũi của thai nhi, nếu như xác định không thấy được xương mũi của thai nhi tức là thai nhi của bạn nguy cơ trẻ sinh ra mắc hội chứng Down.

– Siêu âm thai vào tuần thứ 21 – 25 của thai kỳ: Qua siêu âm các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc Đạt có thể quan sát được gần như tất cả các bất thường về hình thái của thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch hay dị tật của các cơ quan khác… Đây là lần siêu âm được đánh giá là cực kỳ quan trọng vì nếu phía gia đình người mang thai cần đình chỉ thai nghén (bỏ thai) do các dị tật không mong muốn thì phải làm trước tuần thứ 28.


– Siêu âm vào tuần thứ 31 – 32 của thai kỳ: Đây là lần siêu âm cuối cùng trước sinh đồng thời có thể phát hiện ra được một số vấn đề về hình thái bất thường có thể xảy ra muộn về các vấn đề khác như động mạch, tim và não.

Xét nghiệm máu sàng lọc trước sinh ngay trong thời kỳ mang thai

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Mẹ bầu và những sai lầm nguy hiểm cho thai nhi

Không theo đúng lịch hẹn của bác sỹ, thường bị sai số hàng tuần vì nhiều lý do.

Chính điều này làm cho thai nhi bị bỏ lỡ những mốc gọi là thời điểm vàng để chẩn đoán như:

– Tuần thứ 12 rất quan trọng với bác sỹ siêu âm để đánh giá độ dày da gáy, đây là chỉ số hướng tới gợi ý một số bệnh như down nếu có yếu tố bất thường. Nhưng nếu bỏ qua hoặc chậm trễ dẫn tới kết quả không còn chính xác.


– Tuần 12, 16 đây là hai mốc quan trọng để làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh, tại thời điểm này nồng độ các chất trong máu mẹ ít sai số nhất.

– Tuần thứ 21 để đánh giá dị tật về tim.

 Chọn nhầm đối tượng.

Sẽ rất là sai lầm khi bạn đi làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh ở bác sỹ siêu âm, tai hại hơn nữa là lại không được nghe tư vấn trực tiếp từ bác sỹ di truyền và sàng lọc trước sinh. Đặc biệt đây là xét nghiệm sàng lọc chứ không phải xét nghiệm chẩn đoán xác định chắc chắn, nên bạn không thể chỉ nhận tờ kết quả hoặc nghe 1 bác sỹ không chuyên ngành giải thích.
5. Bỏ ngoài tai lời tư vấn, phó mặc cho số phận.


Khi có bất thường về kết quả sàng lọc trước sinh thì thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm các xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định chính xác như chọc ối để xét nghiệm ADN tuy nhiên các bà mẹ thường bỏ vì nhiều lý do như sợ có rủi ro cho thai nhi như sảy thai (tuy nhiên tỷ lệ này đã được nhiều chuyên gia y học thế giới nghiên cứu ghi nhận là rất thấp – dưới 1%), hoặc tìm bác sỹ khác làm lại hoặc tư vấn mà các mẹ thường đến bác sỹ siêu âm khác, chính vì như sai lầm trên bác sỹ siêu âm không thể trả lơi bạn vấn đề này được. Và khi hậu quả xảy ra bạn là người cuối cùng gánh chịu.


Quá chú trọng vào 1 số chỉ số không quá quan trọng

Đó có thể là các chỉ số như cân nặng thai nhi, nam hay nữ, nước ối nhiều hay ít, ngôi gì. Mà quên đi vấn đề em bé có bất thường gì không – đây mới là vấn đề quan trọng nhất. So sánh cân nặng của thai, hay dự kiến ngày sinh ở bác sỹ này không giống bác sỹ kia, tất cả những điều đó đều không quan trọng vì các mẹ không biết rằng tính chỉ số cân nặng hay dự kiến ngày sinh đều do máy tính và mỗi máy chạy 1 phần mềm của các hàng khác nhau nên việc lệch 1 vài ngày hay 1 vài gam là bình thường

Nguy hiểm khi không làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh

Thực hiện xét nghiệm Double và Tripple test là vô cùng cần thiết. Hai xét nghiệm này giúp bà mẹ loại trừ nguy cơ thai nhi bị mắc bệnh down, hội chứng ống thần kinh hay hội chứng patau. 


Đây đều là những bệnh hiểm nghèo, không thể chữa trị và để lại di chứng rất nặng nề và phức tạp. Tất cả các bệnh này đều không biểu hiện trên siêu âm và rất khó phát hiện, hoặc khi có biểu hiện thì đã ở giai đoạn muộn.


2. Tất cả sức khỏe thai nhi đều phó mặc hết cho bác sỹ siêu âm.

Thực tế, bác sỹ siêu âm chủ yếu chỉ đánh giá được hình thái thai nhi tại thời điểm thực hiện siêu âm so với bình thường chứ không tư vấn cho bạn được sâu hơn về kiến thức sản khoa, chuẩn bị trước và sau sinh (cần 1 bác sỹ sản), kiến thức về di truyền và sàng lọc trước sinh (cần 1 bác sỹ về di truyền và sang lọc trước sinh), kiến thức về dinh dưỡng (bác sỹ dinh dưỡng). Vậy nên tối thiểu các bà mẹ cần phải tham vấn tối thiểu 4 bác sỹ cho quá trình mang thai:


– Bác sỹ siêu âm;

– Bác sỹ di truyển và sàng lọc trước sinh;

– Bác sỹ sản khoa;

– Bác sỹ dinh dưỡng.

Một thực trạng rất đáng buồn là các bà bầu chỉ đến bác sỹ siêu âm, tồi tệ hơn là bác sỹ siêu âm nhận tất cả các dịch vụ còn lại như lấy máu làm xét nghiệm hay tư vấn sản khoa, điều này vô hình dung làm mất đi cơ hội của bà bầu được tư vấn chuyên sâu hơn với chuyên gia, dẫn đến bỏ sót dị tật cũng như chậm phát triển sức khỏe của thai nhi bởi vì bác sỹ siêu âm đâu thể làm thay và là chuyên gia về những vần đề di truyền, sàng lọc trước sinh hay sản khoa.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Theo từng giai đoạn để điều trị ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là gì? Bệnh này được hiểu đơn giản là có khối u ác tính của cổ tử cung. Dấu hiệu nhận biết thường là chảy máu bất thường của âm đạo. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên việc chẩn đoán ung thư cổ tử cung thường gặp khó khăn. Thường thì, qua kỹ thuật sàng lọc hiện đại, các bác sĩ mới xác định được bệnh ung thư cổ tử cung đã phát triển đến giai đoạn nào để đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho người bệnh.


Điều trị ung thư cổ tử cung đối với bệnh nhân đang mang thai có thể được trì hoãn tuỳ theo giai đoạn ung thư và bệnh nhân đang mang thai tháng thứ mấy.

Phương pháp điều trị chuẩn có thể được xem xét bởi tính hiệu quả của nó đối với những bệnh nhân trong những nghiên cứu trước đây hoặc có thể xem xét khả năng tham gia vào một thử nghiệm lâm sàng. Không phải tất cả bệnh nhân đều được chữa khỏi bằng phương pháp điều trị chuẩn và một số phương pháp điều trị chuẩn có thể có nhiều tác dụng phụ hơn mong muốn. Vì những lý do này mà thử nghiệm lâm sàng được tiến hành để tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả hơn cho các bệnh nhân ung thư dựa trên những thông tin mới nhất. Thử nghiệm lâm sàng được tiến hành ở nhiều nơi
cho hầu hết các giai đoạn ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0
Ung thư cổ từ cung giai đoạn 0 đôi khi còn được gọi là ung thư biểu mô nông tại chỗ. Có thể điều trị bằng một trong những phương pháp dưới đây:

Thủ thuật cắt hình nón
Phẫu thuật bằng lazer
Thủ thuật cắt bằng vòng dây điện (LEEP)
Phẫu thuật lạnh
Phẫu thuật cắt bỏ vùng ung thư, cổ tử cung, và tử cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường âm đạo hoặc qua đường ổ bụng) cho những phụ nữ không thể hoặc không muốn có con nữa.

Ung thư cố tử cung giai đoạn I
Có thể điều trị theo một trong những phương pháp điều trị sau tuỳ theo độ sâu mà tế bào ung thư xâm lấn vào mô lành:


Ung thư giai đoạn IA:
Phẫu thuật cắt bỏ ung thư, tử cung, và cổ tử cung (cắt tử cung toàn bộ qua đường ổ bụng). Hai buồng trứng cũng có thể bị cắt bỏ (cắt buồng trứng, vòi trứng hai bên), nhưng thường không được tiến hành ở các phụ nữ trẻ.
Cắt hình nón
Đối với những khối u đã xâm lấn sâu hơn (3 - 5mm): Phẫu thuật cắt ung thư, tử cung và một phần âm đạo (cắt tử cung triệt để) cùng với các hạch ở vùng chậu (phương pháp vét hạch).
Điều trị bằng tia phóng xạ trong.

Ung thư giai đoạn IB:

Điều trị tia phóng xạ trong và ngoài
Cắt tử cung triệt để và vét hạch.
Cắt từ cung triệt để và vét hạch sau đó bổ sung bằng điều trị tia phóng xạ và hóa chất.
Điều trị tia phóng xạ và hóa chất.

Các yếu tố thúc đẩy nguy cơ ung thư gan

Một yếu tố nguy cơ là bất cứ những điều gì làm ảnh hưởng đến việc phát triển của một căn bệnh ung thư. Đối với các bệnh ung thư khác nhau thì sẽ có các yếu tố gây bệnh ung thư khác nhau. Bệnh nhân ung thư gan có thể sống được bao lâu?

Nhưng các yếu tố nguy cơ không hoàn toàn đúng đối với một người. Có những yếu tố nguy cơ xuất hiện ở người này những không hẳn người đó có thể mắc bệnh và ngược lại. Các nhà khoa học đã tìm thấy một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào gan:

Giới tính: ung thư biểu mô tế bào gan khá phổ biến ở nam giới. Phần lớn trong số này có thể do các hành vi ảnh hưởng đến một số yếu tố nguy cơ khác.


Chủng tộc: tại Hoa Kỳ, người Mỹ gốc Á và Thái Bình Dương có tỷ lệ mắc ung thư gan cao nhất, sau đó là người Mỹ da đỏ, người gốc Phi, gốc Tây Ban Nha.

Viêm gan siêu vi mạn tính: trên thế giới các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với ung thư gan là nhiễm trùng mạn tính virut viêm gan B hoặc virut viêm gan C. những nhiễm trùng dẫn đến bệnh xơ gan và làm cho ung thư gan phổ biến nhất trên thế giới.

Tại Hoa Kỳ, nhiễm virut viêm gan C là nguyên nhân phổ biến hơn ung thư biểu mô tế bào gan, trong khi ở châu Á và các nước đang phát triển, viêm gan B là phổ biến hơn. Những người bị nhiễm cả 2 loại virut trên có nguy cơ phát triển bệnh viêm gan, xơ gan và ung thư gan mạn tính. Các nguy cơ này còn cao hơn nếu họ sử dụng nhiều rượu.

Viên gan B và viêm gan C có thể lây từ người này sang người khác qua quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ, sinh con. Cũng được truyền qua máu, mặc dù điều này tương đối hiếm. ở các nước đang phát triển, trẻ em đôi khi bị nhiễm viêm gan B từ khi tiếp xúc kéo dài với các thành viên trong gia đình có người mắc bệnh.

Viên gan B có nhiều khả năng gây ra các triệu chứng như một bệnh cúm và bị vàng da vàng mắt. Nhưng hầu hết những người mắc viêm gan B có thể hồi phục trong thời gian ngắn, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ ở người lớn trở thành mạn tính và có nguy cơ cao bị ung thư. trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những người có nguy cơ rất cao bệnh trở thành mạn tính.

Viêm gan C ít có triệu chứng lâm sàng. Nhưng hầu hết những người mắc viêm gan C mạn tính có nhiều khả năng dẫn đến tổn thương gan hoặc thậm chí là ung thư.

Xơ gan: Xơ gan là một bệnh trong đó các tế bào gan bị hư hỏng và được thay thế bằng mô sẹo. những người bị xơ gan có tăng nguy cơ ung thư gan. Hầu hết những người mắc bệnh ung thư gan đã có dấu hiệu của chứng xơ gan.

Bệnh tiểu đường: bệnh tiểu đường loại 2 có liên quan với tăng nguy cơ ung thư gan, thường ở những bệnh nhân còn có yếu tố nguy cơ khác như sử dụng rượu nặng hoặc viêm gan siêu vi mạn tính. Nguy cơ này có thể tăng lên vì người bị bệnh tiểu đường loại 2 thường có xu hướng thừa cân hoặc béo phì, do đó có thể gây ra các vấn đề về gan.

Có một số nguyên nhân có thể gây xơ gan chủ yếu là những người lạm dụng rượu hoặc có mắc virut viêm gan B, C mạn tính.

Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn, một tình trạng mà trong đó có những người ăn ít hoặc không uống rượu phát triển gan nhiễm mỡ, thường gặp ở những người béo phì. Những người có một loại bệnh này được gọi là viêm gan nhiễm mỡ không cồn có thể tiếp tục phát triển thành xơ gan.

Các loại virut khác như viêm gan A cũng có thể gây viêm gan. Nhưng những người bị nhiễm những loại virut không phát triển bệnh viêm gan mạn tính hay xơ gan và không có nguy cơ gia tăng ung thư gan.


Sử dụng rượu: nghiện rượu là một nguyên nhân hàng đầu của bệnh xơ gan. Và cũng là nguy cơ cao mắc bệnh ung thư gan.

Béo phì: những người bị béo phì làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan. Đây cũng có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan.

Aflatoxins: những chất gây ung thư tạo ra bởi một loại nấm từ đậu phộng, lúa mì, đậu nành, ngô và gạo. Khi các thực phẩm lưu trữ một lượng ẩm có thể dẫn đến sự phát triển của loại nấm này. Mặc dù điều này có thể xảy ra ở hầu hết các nơi trên thế giới, tuy nhiên nó phổ biến hơn ở các nước ấm và nhiệt đới. Tiếp xúc lâu dài với các chất này cũng là nguyên nhân chính gây ung thư gan. Nguy cơ tăng lên nhiều ở những người bị viêm gan B, C nhiễm trùng.

Asen: uống nước nhiễm asen tự nhiên, chẳng hạn như từ một số giếng nước, trong một khoảng thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh ung thư gan. Điều này phổ biến hơn ở các nước Đông Á.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh ung thư vòm họng nhất?

Ung thư vòm họng được đánh giá là một trong số những căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hàng ngày mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân.

Vậy thì đối tượng nào dễ mắc căn bệnh ung thư buồng trứng nhất. Các triệu chứng ung thư vòm họng là gì? Giải đáp được các thắc mắc trên sẽ giúp cho bạn nâng cao hiểu biết cũng như có phương pháp phòng ngừa căn bệnh này.

Những người thường xuyên ăn đồ muối.

Dưa muối, cà muối, thịt muối…là những món quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết được ăn nhiều đồ muối làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng. Trong thức ăn muối có chứa nhiều loại vi sinh vật lên men chua không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là không tốt cho dạ dày và vòm họng.

Để bảo vệ sức khỏe cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, không nên lạm dụng đồ muối hay các thực phẩm đông lạnh.

Những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích.

Các chất kích thích bao gồm thuốc lá, rượu, bia… Theo nghiên cứu thuốc lá chứa hàng trăm hóa chất gây độc và gây hại cho tế bào. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc các bệnh về tim, phổi, các bệnh vùng đầu cổ, đặc biệt là bệnh ung thư vòm họng hơn những người không sử dụng các chất kích thích.


Những người hút thuốc lá và uống rượu các chất độc trong khói thuốc sẽ thẩm thấu trực tiếp vào lớp niêm mạc họng, trực tiếp vào máu đi đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Không có một thống kê cụ thể hút bao nhiêu điếu thuốc/ngày gây ung thư vòm họng. Tuy nhiên mỗi điếu thuốc bạn tiêu thụ vô tình làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cho cả bản thân và mọi người xung quanh.

Để đảm bảo sức khỏe bản thân cũng như cộng đồng các chuyên gia khuyên bạn không nên sử dung thuốc lá và rượu bia.

Công nhân làm trong các nhà máy hóa chất.

Hóa chất được coi là một trong những yếu tố làm biến đổi cấu trúc gen, gây ra các bệnh ung thư cho con người. Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh cho luận điểm “hóa chất làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng”.


Một số hóa chất làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh được tìm thấy là asen, amium, niken, nito, photpho, benzene dạng vòng…

Công nhân lao động trong các nhà máy sản xuất gang thép, luyện kim, chế tạo linh kiện điện tử, các xưởng may, xưởng nhuộm…có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Để hạn chế nguy cơ phơi nhiễm hóa chất khi làm việc trong môi trường độc hại trên bạn cần trang bi đồ bảo hộ đạt tiêu chuẩn.

Người cao tuổi.

Các bác sỹ của chúng tôi cho biết ai cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm hong, tỉ lệ này cao hơn ở những người cao tuổi. Nam giới trên 60 tuổi, người có tiền sử hút thuốc và uống rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Bạn nên đi khám sức khỏe thường xuyên để các bác sỹ có thể lên kế hoạch theo dõi sức khỏe của bạn một cách chi tiết và chính xác nhất. Phát hiện sớm và điều trị ung thư vòm họng giúp nâng cao hiệu quả điều trị.

Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp chế độ dinh dưỡng như thế nào cho hợp lý

Ung thư tuyến giáp được đánh giá là một trong số những căn bệnh khá là phổ biết ở nước ta hiện nay. Mặc dù bệnh rất phổ biến song việc điều trị còn nhiều khó khăn, ngoài việc điều trị bằng các phương pháp y học thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần lớn vào việc hỗ trợ điều trị. Để việc điều trị được tốt hơn thì người bệnh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vậy thì bị ung thư tuyến giáp nên ăn gì?


Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho người sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp.

Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật. Người bệnh có thể sẽ phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp và các mô ảnh hưởng, các hạch bạch tuyết…

Sau khi phẫu thuật, một số bệnh nhân phải được tiếp tục điều trị thêm bằng các phương pháp như phóng xạ hoặc xạ trị. Việc điều trị bằng các phương pháp này thường gây cho bệnh nhân những tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, táo bón… chính vì thế mà bệnh nhân cần ăn những thực phẩm sau:

Trong trường hợp bệnh nhân bị các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, nên cho bệnh nhân ăn các thức ăn chứa ít chất béo, do chất béo thường gây khó tiêu hoá.

Nếu bệnh nhân khó nuốt, nuốt nghẹn thì nên ăn các thực phẩm, dễ tiêu như cháo, nước ép hoa quả. Đặc biệt nên chia nhỏ các lượng thức ăn và chia thành nhiều bữa trong ngày.

Nếu bệnh nhân có triệu chứng táo bón, nên cho bệnh nhân uống nhiều nước và ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy, nên tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, các sản phẩm từ sữa, đồ ăn cay nóng hoặc các đồ uống có ga.

Sau khi điều trị, người bệnh cần được ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ, đặc biệt là nhiều rau xanh và trái cây tươi, hạn chế chất đạm có nguồn gốc từ động vật.

Nên cho bệnh nhân ăn đồ ăn nguội và ít mùi.

Nhìn chung, bệnh nhân sau khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và xạ trị để chữa ung thư. Do đó chức năng tuyến giáp bị ảnh hưởng hoặc cũng có thể bị suy tuyến cận giáp. Chính vì thế bệnh nhân cần duy trì uống thuốc cũng như duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để việc điều trị có kết quả tốt nhất.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

Dấu hiệu và triệu chứng của ung thư vú

Ung thư vú là một trong những loại ung thư thường gặp nhất ở nữ giới. Theo thống kê, ung thư vú chiếm tỷ lệ từ 7-10% trong tổng số các loại ung thư ở nữ. Ung thư vú cũng có tỷ lệ di truyền nhất định, thường gặp ở độ tuổi 40 đến 60 tuổi. Những phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh hoặc mới mãn kinh tỷ lệ phát bệnh cao hơn. Triệu chứng, dấu hiệu của ung thư vú rất đa dạng, nhưng hiện nay triệu chứng ung thư vú chủ yếu bao gồm 6 điểm sau:

1. Khối u ở vú

Đa số các bệnh ở vú đều có thể hình thành khối u trong vú. Vì thế, khi phát hiện vú có khối u, bệnh nhân không nên lo sợ, mà phải kịp thời đến bệnh viện thăm khám, nhờ bác sĩ kiểm tra nguyên nhân gây khối u ở vú. Tăng sinh tiểu thùy tuyến vú, ung thư vú, u xơ tuyến vú là các nguyên nhân gây khối u ở vú thường gặp nhất, những nguyên nhân khác tương đối ít gặp có thể là khối u do viêm tuyến vú, hoặc u mỡ tuyến vú.



Dấu hiệu ung thư vú khi có khối u: 

- Do ung thư vú hình thành, phát triển to ra và xâm lấn, ranh giới không rõ, bề mặt lồi lõm không bằng, mật độ cứng, độ di động kém, không đau. 

- Khối u lành tính ở vú, như u xơ vú hình thành có ranh giới rõ, bề mặt trơn láng, mật độ dài, di động rõ, cảm giác có màng bao.
- Khối u do tăng sinh tiểu thùy tuyến vú, thường không phải là khối u thật, mà là tăng dày mô, mật độ mềm, thường kèm theo sưng đau, có liên quan mật thiết đến chu kỳ kinh nguyệt.

2. Thay đổi da

Thay đổi da do ung thư vú có rất nhiều biểu hiện. Triệu chứng ung thư vú thường gặp nhất là da bị dính, có dạng như "lúm đồng tiền" nên còn gọi là chứng lúm đồng tiền. Dính liền da là một dấu hiệu đặc trưng trên lâm sàng quan trọng để chẩn đoán ung thư vú. Ngoài ra, khối u phát triển dạng khối hoặc dài và lớn, còn có thể xuất hiện nổi tĩnh mạch dưới da. Ung thư vú thể viêm có thể xuất hiện trên bề mặt vú, da đỏ lên và nóng tại chỗ, nếu hạch tế bào ung thư gây tắc nghẽn dẫn lưu tuyến vú, còn có thể xuất hiện phù nề da, như dạng vỏ quýt.

3. Chảy dịch ở đầu vú

Dấu hiệu ung thư vú do chảy dịch ở đầu vú là u nhú trong ống tuyến sữa và chứng viêm ống tuyến sữa, không đến 5% nguyên nhân chảy dịch đàu vú là do ung thư vú, phầnl ớn bệnh nhân thông qua kiểm tra mà phát hiện khối u trong vú. Chảy dịch đầu vú do ung thư vú có thể là máu, dịch nhầy hoặc dạng nước, làm kính phết dịch chảy này và nội soi ống tuyến sữa là phương pháp chủ yếu để chẩn đoán chính xác.