Thứ Tư, 22 tháng 5, 2019

Bố mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại

Bố mẹ dùng đồ uống có cồn 

Cha/mẹ có tiền sử nghiện rượu có nguy cơ sinh con dị tật, chậm phát triển, rối loạn hành vi rất cao. Những bất thường ở thai nhi có thể xuất hiện ngay từ khi trứng kết hợp với tinh trùng. 

Xem thêm: hội chứng down

Mẹ bầu nghiện rượu khiến chất cồn truyền đến thai nhi thông qua dây rốn làm tăng khả năng sảy thai, thai lưu. Nhiều đứa trẻ ra đời ở mẹ bầu nghiện rượu hoặc thường xuyên uống rượu trong thai kì sẽ mắc rối loạn do rượu ở thai nhi (FASD) – trẻ bị dị dạng khuôn mặt, chậm phát triển trí tuệ, sinh ra nhẹ cân… 


Bố mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại 

Nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại trong khi không có dụng cụ bảo hộ hoặc thời gian tiếp xúc quá dài do đặc thù môi trường làm việc, bạn cần cân nhắc chuyển việc hoặc sử dụng các phương pháp bảo hộ an toàn trước khi mang thai hoặc đang mang thai trong thời kì đầu. 


Một số công việc như công nhân môi trường, thợ làm tóc, bác sĩ chụp X-quang, thợ sơn… nếu làm việc lâu dài có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản rất lớn. 

Ngoài ra, phụ nữ mang thai cần tránh tiếp xúc các hóa chất như thuốc diệt côn trùng, hương muỗi, nước tẩy rửa bồn cầu… khi làm việc nhà. Hoặc cần đeo găng tay, khẩu trang khi nhất thiết phải sử dụng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét